Pages

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

THÔNG BÁO CÁC BUỔI ĐẾN TRƯỜNG CỦA HỌC SINH

Trừ các buổi thi của khối lớp đang theo học, các ngày còn lại hs được nghỉ ở nhà ôn bài. Ngoài ra các HS cần nhớ một số mốc thời gian như sau:
- Ngày 25/12 đi học bình thường theo thời khóa biểu, GVBM phát bài thi.
- Ngày 30/12 hs nghỉ học.
- Ngày 31/12 hs đến trường.
- Ngày 1 và ngày 2/12 học sinh được nghỉ.
- Ngày 3/12 hs đến trường.

- Ngày 5/12 bắt đầu học chương trình học kì II.

TÌM HIỂU VỀ NGÀY 22-12. NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

TÌM HIỂU VỀ NGÀY 22/12 -Ngày thành lập QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VN

     Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, ban đầu gồm 34 chiến sỹ (3 nữ) do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng, còn Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên.

      Lễ thành lập Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân Ngày 15 tháng 4 năm 1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang quyết định Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sát nhập với lực lượng Cứu quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy, đổi tên thành Giải phóng quân, lực lượng quân sự chính của Việt Minh để giành chính quyền năm 1945. Lễ hợp nhất được tổ chức ngày 15 tháng 5 năm 1945 tại Chợ Chu (Thái Nguyên).
       Từ năm 1945, Giải phóng quân của Việt Minh là lực lượng nòng cốt quân đội quốc gia của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để đối phó với sức ép của quân Tưởng Giới Thạch đòi giải tán quân đội chính qui Việt Minh, tháng 11 năm 1945 Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, còn gọi là Vệ quốc quân. Lúc này quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành khoảng 40 chi đội ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ. Một số chi đội "Nam tiến" để giúp quân dân miền Nam chống lại quân Pháp đang tấn công ở Nam Bộ. 
      Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch nước, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam[2], được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu. Quân đội tổ chức biên chế thống nhất theo trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, ...Cùng với việc xây dựng quân đội quốc gia, chính phủ đặc biệt coi trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng, lực lượng bán vũ trang, bao gồm: dân quân ở nông thôn và tự vệ ở đô thị. Đến cuối năm 1946, có khoảng 1 triệu dân quân tự vệ đã được tổ chức và huấn luyện quân sự. [3] Trong thời kỳ 1945-1950, có những người nước ngoài đã tình nguyện tham gia chiến đấu và các ngành khác như chỉ huy, tham mưu, kỹ thuật, huấn luyện, quân y, quân giới, tuyên truyền...., Nhiều người được giao trọng trách và phong quân hàm sĩ quan cao cấp. Họ đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng quân đội Việt Namtrong thời kì non trẻ
        Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam.
        Ngày 15 tháng 2 năm 1961, tại Chiến khu Đ, Quân Giải phóng miền Nam, gọi tắt là Giải phóng quân, được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang ở miền Nam Việt Nam. Thực chất, đây là lực lượng Vệ quốc đoàn còn ở lại Nam Việt Nam, kết hợp bộ phận tăng viện của Quân đội Nhân dân từ miền Bắc và lực lượng chiêu mộ tại chỗ, thành lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nhờ sự viện trợ của các nước Cộng sản, năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam là đạo quân đông thứ 5 trên Thế giới [5].
        Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất. Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam hợp nhất thành Quân đội Nhân dân Việt  Nam. 

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

BÀI GIỚI THIỆU SÁCH CỦA LỚP 7/5

Phóng sự thời chiến tranh:
          NGÀY VÀ ĐÊM CỦA NHỮNG NGƯỜI DU KÍCH

Kính thưa:
                   -  Ban giám hiệu cùng thầy cô Trường THCS Lý Tự Trọng
                   - Các bạn học sinh thân mến !

          Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thắng lợi. Đất nước ta được độc lập, tự do, nhân dân ta cùng bắt tay xây dựng đất nước ngày càng tươi đẹp như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
          
         Thế hệ học sinh chúng ta hôm nay được sống trong hòa bình, hằng ngày được cắp sách đến trường là nhờ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự cống hiến hy sinh không tiếc máu xương của bao thế hệ cha anh đi trước. Bên cạnh đó, chúng ta không thể không kể đến tinh thần bất khuất, kiên trung của những người chiến sĩ du kích. Với vũ khí thô sơ, lòng dũng cảm kiên cường, những chiến sĩ du kích đã tham gia chiến đấu tiêu diệt sinh lực địch, góp phần cho thắng lợi chung trong công cuộc kháng chiến, giải phóng đất nước. Các chiến công oanh liệt của những chiến sĩ du kích thật lớn lao, luôn đọng mãi trong tâm trí của mỗi người chúng ta!

        Vâng, để chào đón lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2014). Hôm nay, thay mặt cho các bạn học sinh lớp 7/5, em xin trân trọng giới thiệu với thầy cô và bạn học sinh cuốn sách phóng sự thời chiến tranh “ Ngày và đêm của những người du kích” do Nhà xuất bản quân đội nhân dân xuất bản năm 2005.



Sách gồm 244 trang với 32 bài viết. Đây là những bài báo, bài phóng sự tại mặt trận nóng hổi và bình luận quân sự sắc sảo do các tác giả: T.H, Tô Ân, Đỗ Chỉ, Nguyễn Đức Thoại, Phan Huỳnh .v.v… đặc biệt có 3 bài viết của 2 tác giả người nước ngoài: Uyn-phơ-rết Bớc-Sét và Ma-đơ-len Ríp-phô.
       Cuốn sách có kích thước (14,5 x 20,5)cm, được bao ngoài bằng giấy cứng, bìa sách có màu sắc hài hòa và cân đối, nổi bật tên tiêu đề và nhà xuất bản. Cuốn sách như một bộ phóng sự quay chậm, chi tiết và chân thực nhất dành cho độc giả là nhờ cả một quá trình thu thập tài liệu đầy đủ, chính xác của đội ngũ nhà báo, nhà văn của Nhà xuất bản quân đội.
      
         Nội dung cuốn sách thể hiện quá trình chiến đấu hy sinh giành độc lập tự do cho đất nước. Với lối viết ngắn gọn, xúc tích, giúp người đọc phần nào hiểu thêm về sự hy sinh, vất vả của các chiến sĩ du kích cũng như là niềm tự hào đối với những chiến sỹ cách mạng. Những người hy sinh cả thân mình và nhiệt huyết của tuổi trẻ để chúng ta có được độc lập tự do như ngày hôm này. Tác phẩm là một món quà tinh thần vô giá, để chúng ta cùng đọc, cùng suy ngẫm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc trong giai đoạn hiện nay. Tôi chợt nhớ đến lời của Bác Hồ kính yêu: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước”, lời Bác dạy sao mà ý nghĩa, càng suy ngẫm càng thấy đúng đắn hơn nữa với chúng ta trong thời đại ngày nay.
        
       Kính thưa thầy cô và các bạn học sinh thân mến!
        
       Bài viết mở đầu của cuốn sách với nhan đề “Trận càn thất bại nặng của Mỹ - Diệm vào Ấp Bắc” của tác giả T.H được đăng trên Báo QĐND ngày 08/01/1963. Tác giả đã miêu tả một cách tỉ mỉ, chi tiết về trận đánh và thống kê hậu quả nặng nề mà quân Mỹ-Diệm phải hứng chịu “Có 3 tên sĩ quan bị chết và 10 tên khác bị thương. Số binh sĩ Diệm bị chết đến hơn 100 tên, số bị thương khá nhiều. Bệnh viện dã chiến của Mỹ- Diệm chật ních những người lính bị thương, nhiều tên phải nằm la liệt ngoài hành lang.” Là thất bại nhục nhã nhất từ trước đến nay “ Chiến thắng hay rút lui? Qua những thất bại thảm hại của những chiến dịch càn quét Bình Tây, Sao Mai,... sự thật đã chỉ rõ là đế quốc Mỹ không thể nào chiến thắng được nhân dân ta ở miền Nam. Cho nên rõ ràng đế quốc Mỹ chỉ còn một con đường là rút lui khỏi miền Nam Việt Nam cùng với cái mộng xâm lược lỗi thời của chúng”.
       
      Hay như đồng chí B “với khẩu súng trường, mấy quả lựu đạn trong kháng chiến không đêm nào không đi quấy rối bốt địch, làm cho chúng ăn không ngon, ngủ không yên. Có hôm đi biển mưa gió ập đến, B lấy nón che cho lựu đạn, lấy ni lông bọc súng, còn người thà chịu ngồi dầm mưa to, gió lớn. B thường đọc lầu lầu bài ca dao sáng tác trong kháng chiến để ca ngợi quê hương...”

       Bài viết Nhằm thẳng quân thù mà bắn của tác giả Hồng Lân. Tiêu đề từ câu nói nổi tiếng của chính trị viên Nguyễn Viết Xuân đã lột tả được sự chiến đấu anh dũng của các chiến sỹ phòng không.
 Sau lễ truy điệu anh Nguyễn Văn Trỗi, với một mục tiêu là chiến đấu trả thù cho anh Trỗi. Nguyễn Viết Xuân cùng với cả đại đội đã hạ quyết tâm chiến đấu như anh Nguyễn Văn Trỗi và quyết đánh thắng trận đầu để trả thù cho anh. “Trong cuộc chiến đấu này, từ Nguyễn Viết Xuân đến các chiến sĩ, tất cả đã là đúng như lời hứa của mình: “noi gương anh Trỗi, nhằm thẳng quân thù mà bắn”.                 
        Đặc biệt hơn nữa, là bài viết Những “Dũng sĩ đâm lê diệt Mỹ” trên Núi Thành do Thông tấn xã giải phóng thực hiện. Bài viết có nói về tấm gương chiến đấu của Anh hùng lực lượng vũ trang Vũ Thành Năm trong trận đầu đánh Mỹ. Hiện nay gia đình của ông đang ở tại số 20 đường Vũ Thành Năm, thành phố Tam Kỳ của chúng ta.
          
        Và còn nhiều, nhiều nữa các trận đánh khốc liệt và các tấm gương anh hùng soi sáng trên con đường cách mạng. Không có tấm huy chương nào tôn vinh được hết các chiến công và sự hy sinh vô cùng to lớn của những người chiến sĩ nói chung và những người du kích nói riêng.

       Thế hệ học sinh của chúng em hôm nay phải biết ơn các anh, các chị chiến sĩ du kích đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm, cống hiến biết bao xương máu và nhiệt huyết tuổi trẻ để giải phóng cho đất nước.

         Bằng tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, trong dịp 70 năm kỷ niệm ngày Thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22-12. Em xin trân trọng giới thiệu cuốn sách "Ngày và đêm của những người du kích" kính mong quý thầy cô và các bạn học sinh đón đọc, quan tâm và chia sẽ. 
        Em hy vọng rằng, sau khi đọc xong cuốn sách này, các bạn học sinh sẽ cảm thấy được lòng biết ơn, niềm tự hào dân tộc và hơn hết là lòng yêu nước. Từ đó học sinh chúng ta ra sức học tập và rèn luyện để góp phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước - như chính những người du kích đã làm.
          Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã lắng nghe!


Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

LỊCH KIỂM TRA HỌC KỲ I. LỚP 7. NĂM HỌC: 2014-2015

LỊCH KIỂM TRA HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2014-2015. KHỐI LỚP 7.


THỨ, NGÀY
BUỔI
MÔN THI
THỜI GIAN
Thứ 5
(ngày 18/12/2014)
Chiều
Ngữ văn
13h
Công dân
Thứ 7
(ngày 20/12/2014)
Sáng
Toán
7h
Địa
Thứ 2
(ngày 22/12/2014)
Sáng
Sinh
7h
Sử
Công nghệ
Thứ 7
(ngày 27/12/2014)
Chiều
Anh
13h
Vật lý
Tin