Pages

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

THÔNG BÁO CÁC BUỔI ĐẾN TRƯỜNG CỦA HỌC SINH

Trừ các buổi thi của khối lớp đang theo học, các ngày còn lại hs được nghỉ ở nhà ôn bài. Ngoài ra các HS cần nhớ một số mốc thời gian như sau:
- Ngày 25/12 đi học bình thường theo thời khóa biểu, GVBM phát bài thi.
- Ngày 30/12 hs nghỉ học.
- Ngày 31/12 hs đến trường.
- Ngày 1 và ngày 2/12 học sinh được nghỉ.
- Ngày 3/12 hs đến trường.

- Ngày 5/12 bắt đầu học chương trình học kì II.

TÌM HIỂU VỀ NGÀY 22-12. NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

TÌM HIỂU VỀ NGÀY 22/12 -Ngày thành lập QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VN

     Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, ban đầu gồm 34 chiến sỹ (3 nữ) do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng, còn Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên.

      Lễ thành lập Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân Ngày 15 tháng 4 năm 1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang quyết định Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sát nhập với lực lượng Cứu quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy, đổi tên thành Giải phóng quân, lực lượng quân sự chính của Việt Minh để giành chính quyền năm 1945. Lễ hợp nhất được tổ chức ngày 15 tháng 5 năm 1945 tại Chợ Chu (Thái Nguyên).
       Từ năm 1945, Giải phóng quân của Việt Minh là lực lượng nòng cốt quân đội quốc gia của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để đối phó với sức ép của quân Tưởng Giới Thạch đòi giải tán quân đội chính qui Việt Minh, tháng 11 năm 1945 Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, còn gọi là Vệ quốc quân. Lúc này quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành khoảng 40 chi đội ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ. Một số chi đội "Nam tiến" để giúp quân dân miền Nam chống lại quân Pháp đang tấn công ở Nam Bộ. 
      Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch nước, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam[2], được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu. Quân đội tổ chức biên chế thống nhất theo trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, ...Cùng với việc xây dựng quân đội quốc gia, chính phủ đặc biệt coi trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng, lực lượng bán vũ trang, bao gồm: dân quân ở nông thôn và tự vệ ở đô thị. Đến cuối năm 1946, có khoảng 1 triệu dân quân tự vệ đã được tổ chức và huấn luyện quân sự. [3] Trong thời kỳ 1945-1950, có những người nước ngoài đã tình nguyện tham gia chiến đấu và các ngành khác như chỉ huy, tham mưu, kỹ thuật, huấn luyện, quân y, quân giới, tuyên truyền...., Nhiều người được giao trọng trách và phong quân hàm sĩ quan cao cấp. Họ đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng quân đội Việt Namtrong thời kì non trẻ
        Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam.
        Ngày 15 tháng 2 năm 1961, tại Chiến khu Đ, Quân Giải phóng miền Nam, gọi tắt là Giải phóng quân, được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang ở miền Nam Việt Nam. Thực chất, đây là lực lượng Vệ quốc đoàn còn ở lại Nam Việt Nam, kết hợp bộ phận tăng viện của Quân đội Nhân dân từ miền Bắc và lực lượng chiêu mộ tại chỗ, thành lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nhờ sự viện trợ của các nước Cộng sản, năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam là đạo quân đông thứ 5 trên Thế giới [5].
        Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất. Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam hợp nhất thành Quân đội Nhân dân Việt  Nam. 

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

BÀI GIỚI THIỆU SÁCH CỦA LỚP 7/5

Phóng sự thời chiến tranh:
          NGÀY VÀ ĐÊM CỦA NHỮNG NGƯỜI DU KÍCH

Kính thưa:
                   -  Ban giám hiệu cùng thầy cô Trường THCS Lý Tự Trọng
                   - Các bạn học sinh thân mến !

          Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thắng lợi. Đất nước ta được độc lập, tự do, nhân dân ta cùng bắt tay xây dựng đất nước ngày càng tươi đẹp như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
          
         Thế hệ học sinh chúng ta hôm nay được sống trong hòa bình, hằng ngày được cắp sách đến trường là nhờ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự cống hiến hy sinh không tiếc máu xương của bao thế hệ cha anh đi trước. Bên cạnh đó, chúng ta không thể không kể đến tinh thần bất khuất, kiên trung của những người chiến sĩ du kích. Với vũ khí thô sơ, lòng dũng cảm kiên cường, những chiến sĩ du kích đã tham gia chiến đấu tiêu diệt sinh lực địch, góp phần cho thắng lợi chung trong công cuộc kháng chiến, giải phóng đất nước. Các chiến công oanh liệt của những chiến sĩ du kích thật lớn lao, luôn đọng mãi trong tâm trí của mỗi người chúng ta!

        Vâng, để chào đón lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2014). Hôm nay, thay mặt cho các bạn học sinh lớp 7/5, em xin trân trọng giới thiệu với thầy cô và bạn học sinh cuốn sách phóng sự thời chiến tranh “ Ngày và đêm của những người du kích” do Nhà xuất bản quân đội nhân dân xuất bản năm 2005.



Sách gồm 244 trang với 32 bài viết. Đây là những bài báo, bài phóng sự tại mặt trận nóng hổi và bình luận quân sự sắc sảo do các tác giả: T.H, Tô Ân, Đỗ Chỉ, Nguyễn Đức Thoại, Phan Huỳnh .v.v… đặc biệt có 3 bài viết của 2 tác giả người nước ngoài: Uyn-phơ-rết Bớc-Sét và Ma-đơ-len Ríp-phô.
       Cuốn sách có kích thước (14,5 x 20,5)cm, được bao ngoài bằng giấy cứng, bìa sách có màu sắc hài hòa và cân đối, nổi bật tên tiêu đề và nhà xuất bản. Cuốn sách như một bộ phóng sự quay chậm, chi tiết và chân thực nhất dành cho độc giả là nhờ cả một quá trình thu thập tài liệu đầy đủ, chính xác của đội ngũ nhà báo, nhà văn của Nhà xuất bản quân đội.
      
         Nội dung cuốn sách thể hiện quá trình chiến đấu hy sinh giành độc lập tự do cho đất nước. Với lối viết ngắn gọn, xúc tích, giúp người đọc phần nào hiểu thêm về sự hy sinh, vất vả của các chiến sĩ du kích cũng như là niềm tự hào đối với những chiến sỹ cách mạng. Những người hy sinh cả thân mình và nhiệt huyết của tuổi trẻ để chúng ta có được độc lập tự do như ngày hôm này. Tác phẩm là một món quà tinh thần vô giá, để chúng ta cùng đọc, cùng suy ngẫm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc trong giai đoạn hiện nay. Tôi chợt nhớ đến lời của Bác Hồ kính yêu: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước”, lời Bác dạy sao mà ý nghĩa, càng suy ngẫm càng thấy đúng đắn hơn nữa với chúng ta trong thời đại ngày nay.
        
       Kính thưa thầy cô và các bạn học sinh thân mến!
        
       Bài viết mở đầu của cuốn sách với nhan đề “Trận càn thất bại nặng của Mỹ - Diệm vào Ấp Bắc” của tác giả T.H được đăng trên Báo QĐND ngày 08/01/1963. Tác giả đã miêu tả một cách tỉ mỉ, chi tiết về trận đánh và thống kê hậu quả nặng nề mà quân Mỹ-Diệm phải hứng chịu “Có 3 tên sĩ quan bị chết và 10 tên khác bị thương. Số binh sĩ Diệm bị chết đến hơn 100 tên, số bị thương khá nhiều. Bệnh viện dã chiến của Mỹ- Diệm chật ních những người lính bị thương, nhiều tên phải nằm la liệt ngoài hành lang.” Là thất bại nhục nhã nhất từ trước đến nay “ Chiến thắng hay rút lui? Qua những thất bại thảm hại của những chiến dịch càn quét Bình Tây, Sao Mai,... sự thật đã chỉ rõ là đế quốc Mỹ không thể nào chiến thắng được nhân dân ta ở miền Nam. Cho nên rõ ràng đế quốc Mỹ chỉ còn một con đường là rút lui khỏi miền Nam Việt Nam cùng với cái mộng xâm lược lỗi thời của chúng”.
       
      Hay như đồng chí B “với khẩu súng trường, mấy quả lựu đạn trong kháng chiến không đêm nào không đi quấy rối bốt địch, làm cho chúng ăn không ngon, ngủ không yên. Có hôm đi biển mưa gió ập đến, B lấy nón che cho lựu đạn, lấy ni lông bọc súng, còn người thà chịu ngồi dầm mưa to, gió lớn. B thường đọc lầu lầu bài ca dao sáng tác trong kháng chiến để ca ngợi quê hương...”

       Bài viết Nhằm thẳng quân thù mà bắn của tác giả Hồng Lân. Tiêu đề từ câu nói nổi tiếng của chính trị viên Nguyễn Viết Xuân đã lột tả được sự chiến đấu anh dũng của các chiến sỹ phòng không.
 Sau lễ truy điệu anh Nguyễn Văn Trỗi, với một mục tiêu là chiến đấu trả thù cho anh Trỗi. Nguyễn Viết Xuân cùng với cả đại đội đã hạ quyết tâm chiến đấu như anh Nguyễn Văn Trỗi và quyết đánh thắng trận đầu để trả thù cho anh. “Trong cuộc chiến đấu này, từ Nguyễn Viết Xuân đến các chiến sĩ, tất cả đã là đúng như lời hứa của mình: “noi gương anh Trỗi, nhằm thẳng quân thù mà bắn”.                 
        Đặc biệt hơn nữa, là bài viết Những “Dũng sĩ đâm lê diệt Mỹ” trên Núi Thành do Thông tấn xã giải phóng thực hiện. Bài viết có nói về tấm gương chiến đấu của Anh hùng lực lượng vũ trang Vũ Thành Năm trong trận đầu đánh Mỹ. Hiện nay gia đình của ông đang ở tại số 20 đường Vũ Thành Năm, thành phố Tam Kỳ của chúng ta.
          
        Và còn nhiều, nhiều nữa các trận đánh khốc liệt và các tấm gương anh hùng soi sáng trên con đường cách mạng. Không có tấm huy chương nào tôn vinh được hết các chiến công và sự hy sinh vô cùng to lớn của những người chiến sĩ nói chung và những người du kích nói riêng.

       Thế hệ học sinh của chúng em hôm nay phải biết ơn các anh, các chị chiến sĩ du kích đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm, cống hiến biết bao xương máu và nhiệt huyết tuổi trẻ để giải phóng cho đất nước.

         Bằng tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, trong dịp 70 năm kỷ niệm ngày Thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22-12. Em xin trân trọng giới thiệu cuốn sách "Ngày và đêm của những người du kích" kính mong quý thầy cô và các bạn học sinh đón đọc, quan tâm và chia sẽ. 
        Em hy vọng rằng, sau khi đọc xong cuốn sách này, các bạn học sinh sẽ cảm thấy được lòng biết ơn, niềm tự hào dân tộc và hơn hết là lòng yêu nước. Từ đó học sinh chúng ta ra sức học tập và rèn luyện để góp phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước - như chính những người du kích đã làm.
          Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã lắng nghe!


Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

LỊCH KIỂM TRA HỌC KỲ I. LỚP 7. NĂM HỌC: 2014-2015

LỊCH KIỂM TRA HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2014-2015. KHỐI LỚP 7.


THỨ, NGÀY
BUỔI
MÔN THI
THỜI GIAN
Thứ 5
(ngày 18/12/2014)
Chiều
Ngữ văn
13h
Công dân
Thứ 7
(ngày 20/12/2014)
Sáng
Toán
7h
Địa
Thứ 2
(ngày 22/12/2014)
Sáng
Sinh
7h
Sử
Công nghệ
Thứ 7
(ngày 27/12/2014)
Chiều
Anh
13h
Vật lý
Tin


Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

 BÁO TƯỜNG CỦA LỚP 7/5 NHÂN NGÀY 20-11

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

 CÁC HÌNH ẢNH SINH HOẠT 20-11 CỦA LỚP.


-Đại diện ban phân hội phụ huynh lớp tặng hoa chúc mừng GV nhân buổi sinh hoạt Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 tại lớp.
Hình ảnh đại diện ban phân hội của lớp trao bảng danh dự cho các bạn có thành tích học tập xuất sắc và các bạn có tiến bộ về học tập và đạo đức trong tháng 9,10.

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

BÀI DỰ THI CỦA LỚP 7/5

BÀI DỰ THI CỦA LỚP 75 NHÂN NGÀY 20-11.


           THẦY CÔ- NHỮNG NGƯỜI LÁI ĐÒ TẬN TỤY
                               
                                         Muốn sang sông thì bắc cầu kiều
                             Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Tôi lớn lên trong vòng tay ấm áp của mẹ, tôi khôn lớn và trưởng thành nhờ sự dạy dỗ của cha, tuổi thơ tôi gắn liền với câu ru à ơi cầu ván đóng đinh của bà... Năm tháng qua đi, những tình yêu cảm ấy cứ lớn dần đi, tôi chỉ nghĩ rằng chỉ có gia đình là tình yêu thương lớn nhất của tôi. Và rồi lớn lên một chút, tôi học đạo lí làm người đến học cả những con toán đơn giản , những chữ a,b,c... Vâng, người cho tôi tri thức người gắn bó với tôi trong suốt cả quãng đường học tập không ai khác là những người thầy, người cô - những người lái đó thầm lặng đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai...

Tuổi học sinh chắc ai cũng đã từng trải qua- cái tuổi của sự thơ mộng, và cũng là cái tuổi đáng nhớ nhất đối với mỗi người.Nhớ những ngày mới chập chững bước vào trường, thầy cô cầm tay ta uốn nén từng chữ, dạy ta phải tròn miệng đọc chữ o, đội mũ là chữ ô. Những học sinh như tôi phải tự hỏi rằng “Liệu nếu như không có lòng yêu thương mãnh liệt đến như vậy thì những ngườ lái đò có hi sinh tận tụy chăm sóc cho những học sinh bé bỏng của họ không ?”
Phải, tình yêu đó phải xuất phát từ trái tim cỉa những người làm cha, làm mẹ dành cho những đứa con. Tình yêu đó sưởi ấm và bùng cháy tâm hồn tôi, nó dặn tôi phải luôn chăm ngoan, vâng lời , phải biết đạt được ước mơ và thành công trong xã hội, những điều ấy chỉ muốn làm hài lòng thầy cô và mở ra một con đường mới cho thế hệ trẻ.

Thầy cô- hai tiếng gọi sao mà thiêng liêng chắc chỉ có những người học sinh như chúng tôi mới được phép gọi. Thầy cô chắp cánh cho những ước mơ hoài bão của chúng tôi, thầy cô dạy chúng tôi về sự thành đạt, về công danh, về những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Những học sinh đã học được bao nhiêu là điều từ thầy cô- những người hướng đạo

Vâng “nghề giáo như nghề chèo đò, phải đưa con đò đến bến bờ bên kia” Phải dành  bao sức lực, thời gian mới có thể chống chọi, nhiều khi sóng mạnh, bão gió, những con đò ấy trôi dạt về phương nào để những người lái đò cứ trông mong, rồi lại buồn phiền. Thầy cô dành tình yêu thương vô bến bờ với những đứa trẻ non nớt trong xã hội rộng lớn. Những đứa ter ấy ngơ ngác nhìn ra cuộc đời rồi lại từng bước, từng bước leo lên bậc cao hơn của tri thức nhờ sự dẫn dắt của thầy cô.

Chuyến đò thời gian cứ lặng lẽ trôi mà không hay biết rắng tình yêu của chúng tôi đ ối với thầy cô cứ lớn dần theo năm tháng. Chuyến đò của niềm yêu thương, sự kính trọng, biết ơn và sự nhớ mong. Mong sao có thể quay về khi xưa để được nói lời cảm ơn, xin lỗi, lời hứa hẹn sẽ thành công trong tương lai. Nhớ sao là nhớ cái giọng nói ấm áp, cái gật đầu hài lòng và ánh mắt của sự tin tưởng.
       
          Dẫu con đò ấy cứ trôi dạt về đâu nhưng tình thầy cô dành cho học sinh thì trường tồn mãi theo thời gian, cái tình cảm thiêng liêng nhường nào. Không bao giờ- không bao giờ những người học sinh chúng tôi có thể quên được những công lao to lớn của thầy cô, như đã góp phần đưa những con đò nhỏ của họ sang bờ tri thức.
                               
                                                                   - Hồng Nhung 7/5 -



BÀI DỰ THI CỦA LỚP 75 NHÂN NGÀY 20-11.


                               CÔ GIÁO LỚP EM

                        Cô giáo lớp em thật dễ thương
                        Cô dạy Nguyễn Du mới sang trường
                        Việc gì cô cũng đều tận tụy
                        Cả lớp gọi cô là mẹ Hương.

                        Cô giáo lớp em thật diệu hiền
                        Ngày nào cô cũng nhắc thường xuyên
                       Học hành chăm chỉ, vâng lời mẹ
                       Cả lớp gọi cô là mẹ Hương.

                       Cô dạy chúng em rất nhiều điều
                       Em là cậu bé lắm tai ương
                       Từ khi được cô thương, nhắc nhở
                       Nay đã nhiều lần được biểu dương.

                       Những lời cô dạy thật thiêng liêng
                       Bạn nào trong lớp cũng học siêng
                       Cố gắng thi đua phong trào tốt
                       Nay được tuyên dương trước toàn trường.
                             


    - Trần Phước Đăng Khoa 7/5 -

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

GIỚI THIỆU VỀ LỚP.

Gii thiu v lp 7/5
“Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”
Thời áo trắng cắp sách tới trường là một trong những hình ảnh đẹp nhất trong cuộn phim về cuộc đời của mỗi chúng ta.Nó mang bao nét ngây thơ,hồn nhiên của tuổi mới lớn, cũng mang cả cái dở dở,ươn ươn pha chút bướng bỉnh ngọt ngào của cái tuổi sáng nắng chiều mưa trưa thẫn thờ này.Nếu gia đình là nơi trú mưa,trú nắng đầu tiên, ta tìm về sau chuỗi ngày rong ruỗi thì có lẽ lớp 7/5 chính là mái thứ hai của đám nhóc chúng em. Nơi đây, tụi em cùng nhau gắn bó, cùng nhau trải lòng, cùng nhau cừoi, cùng nhau khóc, cùng nhau,…Tất cả đã tạo nên một miền kí ức lung linh mà sống động, náo nhiệt mà hiền hoà mang đậm phong cách của những thành viên 7/5.
Với 41 anh chị em không cùng chung huyết thống này, sống với nhau trong cùng một tập thẻ, ấy vậy mà các bạn vẫn gắn bó keo sơn với nhau. Có thể nói lớp em may mắn thuộc vào tình trạng “âm thịnh dương suy” khá nhẹ với số lượng nữ là 22 bạn áp đảo 19 bạn nam. Có người nói rằng “mỗi cây mỗi hoa. Mỗi nhà mỗi cảnh” đúng như vậy, mỗi bạn trong lớp em đều có hoàn cảnh gia đình khác nhau, có bạn may  mắn được sinh ra và chăm trồng trông điều kiện khá tốt, nhưng cũng có bạn phải tự mình bươn chảy và vô cùng nỗ lức, cố gắng để ngày ngày có thể cùng bạn bè sánh vai tới lớp.
Lớp chung em có một đội ngũ cán bộ rất nhiệt tình đã không ngừng cố gắng giúp lớp vươn lên. Bên cạnh đó, các bạn còn lại cũng rất ngoan hiền, có tinh thần đoàn kết, tương ái cao. “Lãnh đạo tài năng” cộng với “cấp dưới’ ý thức mạng đã tạo nên một chi đội 7/5 vững mạnh. Thêm một điều may mắn nữacó lẽ sẽ không thể thiếu sự quan tâm đến con em của những bậc làm cha làm mẹ. Dẫu khó khăn, dẫu vất vả, dẫu phải dầm mưa dải nắng nhưng họ vẫn cố gấng tạo điều kiện để con em mình có thể bằng bạn bằng bè. Và sau những thành công của lớp không thể không nói đến bòng hình của một người phụ nữ, một người cô chủ nhiệm,  một người mẹ thứ hai của tụi em, cô đã luôn luôn bên cạnh, dạy bảo, khuyên răn chúng em. Ghé mắt vào một giờ học của lớp, có lẽ các thầy cô sẽ thấy được sự hăng hái, say mê học tập của các bạn. Hình ảnh những đuôi gà nhong nhong say sưa viết bài, những cặp kính mát lấp lấnh của các bạn khi đam chiêu nghe giảng đã tạo nên một bầu không khí vô cùng nghiêm túc. Giờ đây, trong phòng chỉ còn lại tiếng sột sạt của những trang giấy, tiếng giảng bài đằm thắm của giáo viên. Ngày 20/11 đã về bên khung cửa sổ, không khí giăng mắc rộn rào khắp “gia đình” chúng em, ai ai cũng muốn tự tay hái thật nhiều hoa điểm mười để dâng tặng các thầy cô giáo. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những trường hợp “một con sâu làm rầu nồi canh”. Một số bạn vẫn còn lơ đảng trong việc học, vô tình vi phạm nội quy của lớp, của trường. Chính những sự vô tình đó đã khiến thành tích của lớp bị giảm đi. Nhưng bởi vì chúng em là là anh chị em, chúng em luôn sẵn sàng lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu cho các bạn ấy, chính vì vậy các thành viên còn lại đa từng bước từng bước giúp đỡ các bạn ấy vươn lên một cách ngoạn mục. Giờ đây hầu như tiết học nào lớp em cũng được các giáo viên đánh giá tốt.

Sống trong tập thể này em luôn có cảm giác ấm cúng, gần gũi như chính ngôi nhà của mình vậy. Những lời thầy cô dạy bảo, những tình cảm thâm thương của bạn bè có lẽ sẽ là hành trang nâng bước chân em vào đời. Xin cám ơn các thầy cô đã dạy chúng em, cám ơn lũ “quỷ sứ”của lớp 7/5 đã cho mình những tình cảm vô cùng thân thiết. Yêu lắm cái tập thể mang tên 7/5 đầy ngỗ nghịch nhưng không kém phần đáng yêu và dễ thương này. Chúng ta hãy  cùng nhau cố gắng và làm cho lớp mình tiến xa hơn nữa nhé!

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

Mỗi lớp cử một bạn tham gia sinh hoạt ngoại khóa 20-10
Các đội nhận phần thường tham gia sinh hoạt 20-10
Sinh hoạt 20-10. Cô Thủy dẫn chương trình sinh hoạt 20-10.

Ban cán sự lớp

Danh sách ban cán sự lớp 7/5

STT
HỌ VÀ TÊN HỌC SINH
Chức vụ trong lớp
1
Trần Thị Thu Thảo
Lớp Trưởng
2
Phan Trương Hồng Nhung
Lớp Phó Học Tập,CSBM Anh
3
Nguyễn Lê Hoà Mi
Lớp Phó Kỉ Luật
4
Nguyễn Thị Ngọc Hương
Lớp Phó Văn Thể Mĩ,CSBM Văn
5
Nguyễn Đăng Duẫn
Lớp Phó Lao Động,Tổ Trưởng Tổ 1
6
Đỗ Thị Phương Uyên
Tổ Trưởng Tổ 2
7
Văn Ánh Ngọc
Tổ Trưởng Tổ 3
8
Hoàng Phan Thanh Thảo
Tổ Trưởng Tổ 4,CSBM Toán
9
Đặng Ngọc Thành
Tổ Phó Tổ 1
10
Nguyễn Phan Anh Thư
Tổ Phó Tổ 2
11
Phan Thị Như Ánh
Tổ Phó Tổ 3,CSBM Tin
12
Nguyễn Huỳnh Thảo Uyên
Tổ Phó Tổ 4
13
Hoàng Phan Ngọc Minh
Cán Sự Bộ Môn Lý
14
Trần Phước Đăng khoa
Cán Sự Bộ Môn Sử+Địa+Sinh

SINH HOẠT 20-10 TRONG TIẾT CHÀO CỜ.

Hình ảnh sinh hoạt 20-10

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

Cả lớp đang tập hát Quốc ca.

Cả lớp đang tập hát Quốc ca.
Tiết mục văn nghệ của tổ 3.
Các bạn thảo luận trong buổi HĐNGLL về chủ đề đăng kí tiết học tốt.
Các bạn thảo luận trong buổi HĐNGLL về chủ đề đăng kí tiết học tốt.
Các bạn thảo luận trong buổi HĐNGLL về chủ đề đăng kí tiết học tốt.
 Đây là những hình ảnh của Đại hội.
Ban chỉ huy mới ra mắt Đại hội.

ĐẠI HỘI CHI ĐỘI.

Bạn Thu Thảo đang đọc báo cáo tại buổi Đại hội của chi đội.

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Sinh hoạt truyền thống của liên đội.
Ban chi huy liên đội mới năm học 2014-2015 ra mắt Đại hội.
Cô Loan tổng phụ trách đang phát biểu tại buổi Đại hội liên đội.

Tại hội trường, trường THCS Lý Tự Trọng đang diễn ra  Đại hội liên đội năm học 2014-2015
Đại hội liên đội trường THCS Lý Tự Trọng

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

TẬP THỂ LỚP 7/5 TRƯỜNG LÝ TỰ TRỌNG - TAM KỲ

GIỚI THIỆU!
Đây là diễn đàn của lớp 7/5 Trường THCS Lý Tự Trọng - Tam Kỳ - Quảng Nam. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bậc phụ huynh để con em chúng ta được sống và học tập trong môi trường tốt hơn. 
Chúc các anh, chị trong diễn đàn luôn mạnh khỏe và thành đạt trong cuộc sống. 
Thân chào!